Những giá trị kinh tế then chốt mà than đá mang lại cho các ngành công nghiệp:
Nhu cầu về than đá được dự báo sẽ tăng hơn 50% từ nay cho đến năm 2030, chủ yếu do sự tăng trưởng kinh tế ở các nước thuộc tổ chức BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Về ứng dụng trong các ngành công nghiệp, than đá được chia thành hai loại chính là:
Than nhiệt (sử dụng năng lượng khi đốt cháy than để phát điện hoặc được ứng dụng ngành sản xuất xi măng):
+ Than đá được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy nhiệt điện. Các hệ thống đốt than hiện đại có thể sử dụng nhiều loại than khác nhau (tùy theo thiết kế của hệ thống).
+ Tuy nhiên, một nhà máy được thiết kế cho một loại than riêng biệt có thể không phù hợp với các loại than đá khác.
+ Các nhà máy sản xuất điện bằng cách đốt cháy than đá là nơi cung cấp nguồn năng lượng điện truyền thống ở các quốc gia như Mỹ, Canada và Úc, và hiện đang phát triển rất nhanh ở Ấn Độ và Trung Quốc.
+ Ngoài ngành điện, than đá còn được sử dụng làm nguồn năng lượng để sản xuất xi măng, đây là sản phẩm quan trọng đối với ngành xây dựng.
+ Xi măng được làm từ hỗn hợp canxi cacbonat, silica, oxit sắt và alumina thường được đốt bằng than trong lò nung nhiệt độ cao.
+ Clinker này được trộn với thạch cao và nghiền thành bột mịn để làm xi măng. Lò nung thường đốt than dưới dạng bột, ví dụ ~ 70% <75 micron và tiêu thụ khoảng 450 g than (bitum) cho mỗi tấn xi măng được sản xuất.
Than luyện kim (chủ yếu để sản xuất thép):
+ Than đá luyện kim hoặc than luyện cốc rất quan trọng đối với ngành sản xuất thép, đặc biệt là sản xuất thép bền vững, vì hơn 70% sản lượng thép toàn cầu được sản xuất phụ thuộc vào than.+ Năm 2010, sản lượng thép thô trên thế giới là 1.4 tỷ tấn, sử dụng khoảng 721 triệu tấn than luyện cốc.
Ngoài ra cũng có những hình thức sử dụng than khác, chẳng hạn như chuyển đổi than thành nhiên liệu khí (coal gassification) để không gây ô nhiễm môi trường.